Các bước bóc tách khối lượng công trình có thể bạn chưa biết

Bóc tách công trình là phương pháp giúp xác định chính xác khối lượng xây dựng. Nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thiện công trình theo đúng dự toán và đầu tư chi phí cũng như công sức sao cho phù hợp. Bài viết sau đây, Tấm Grating mạ kẽm Phúc An xin chia sẻ các bước bóc tách khối lượng công trình, chắc chắn giúp ích cho bạn khi cần. 

Bóc tách và xác định khối lượng cho từng công trình xây dựng

Bóc tách và xác định khối lượng cho từng công trình xây dựng

Quy trình bóc tách khối lượng công trình

Để bóc tách khối lượng công trình xây dựng, hầu hết các doanh nghiệp trước khi triển khai cần áp dụng quy trình sau: 

  • Đầu tiên cần nghiên cứu và kiểm tra các thông tin quan trọng trong bản vẽ thiết kế cùng với tài liệu chỉ dẫn đi kèm. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên yêu cầu nhà thiết kế nói rõ các chi tiết liên quan đến công trình để đo và bóc tách chính xác. 
  • Tiếp theo, bạn cần lập bảng tính toán và đo bóc tách khối lượng công trình cùng với mỗi hạng mục. 
  • Tiến hành đo và bóc tách khối lượng công trình dựa trên bảng tính toán đã thực hiện ở bước trên. 
  • Tiếp tục tổng hợp toàn bộ khối lượng công trình đã bóc tách và cập nhật bảng khối lượng đưa về con số đã làm tròn các trị số. 
  • Cuối cùng, toàn bộ khối lượng đo bóc công trình được thực hiện theo hướng dẫn nằm trong quyết định 451/2017 BXD. 

Xem thêm: 

>>  Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng các công trình

>>  Quy trình lập dự toán công trình xây dựng chi tiết nhất

Các bước bóc tách khối lượng công trình

Để bóc tách khối lượng mỗi công trình, bạn cần thực hiện theo từng bước sau đây: 

Thực hiện các bước đo bóc tách khối lượng công trình

Thực hiện các bước đo bóc tách khối lượng công trình

Bước 1: Phần ngầm

Đầu tiên cần dọn dẹp mặt bằng thi công trước khi bóc tách các phần tiếp theo. 

  • Phần móng: đào móng, bê tông lót móng, bê tông lót dầm móng, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng. 
  • Phần cọc: sản xuất cọc, ép cọc, nối cọc, đập đầu cọc, 
  • Phần dầm móng, cổ móng và giằng cột: Ván khuôn, cốt thép, bê tông. 
  • Xây tường chắn đất, thi công bể nước, bể phốt, đắp đất hố móng và đắp cát tôn nền đầm chặt. 
  • Sau khi bê tông lót nền, bê tông nền nhà hoàn thiện thì đem đổ hết các phần đất còn thừa lại. 

Bước 2: Phần kết cấu

Bóc tách phần kết cấu công trình

Bóc tách phần kết cấu công trình

  • Phần cột, dầm và sàn: Ván khuôn, cốt thép và bê tông. 
  • Phần lanh tô: Ván khuôn, cốt thép, bê tông và lắp đặt lanh tô đúc sẵn. 
  • Phần cầu thang: Ván khuôn, cốt thép, bê tông, dầm chân, xây bậc và dầm chiếu nghỉ. 
  • Phần bổ trụ: Ván khuôn, cốt thép và bê tông cột.
  • Phần giằng tường: Ván khuôn, cốt thép và bê tông dầm. 

Bước 3: Phần kiến trúc và hoàn thiện

  • Bước đầu tiến hành xây các bộ phận: Tường, tam cấp, trụ gạch, hộp gen, tim lên mái,…
  • Trát các chi tiết: Tường trong, tường ngoài, cột, dầm và trần. 
  • Bả matit: Tường, cột, dầm và trần.
  • Sơn: Tường trong, tường ngoài, cột, dầm và trần.
  • Hoàn thiện các chi tiết: Đôn nền, lát gạch, len chân tường, láng nền, ốp tường, đóng trần, vách ngăn, lắp cửa, lan can tay vịn, lợp mái và sơn kết cấu mái.
  • Các chi tiết cần hoàn thiện: Làm hè rãnh, trát láng, gia công các tấm đan, làm sân vườn và dọn đất thừa,…

Bóc tách phần kiến trúc và hoàn thiện

Bóc tách phần kiến trúc và hoàn thiện

Bước 4: Phần điện nước và chống sét

  • Lắp đặt các chi tiết điện: Đèn, hộp nối, quạt, dải dẫn điện,…
  • Lắp đặt các chi tiết vệ sinh: Vòi sen, chậu rửa, lavabo,…
  • Lắp đặt các hệ thống đường ống thoát nước.
  • Lắp đặt các hệ thống chống sét, bảo vệ công trình. 

Qua các bước bóc tách khối lượng công trình mà Grating Phúc An chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giúp bạn xác định chính xác từng bước để bóc tách khối lượng của mỗi công trình cần xây dựng. 

>>>  Cách bóc tách khối lượng nhà dân dụng 2020 chi tiết nhất

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *